Bàn về vai trò của tổ chức KH&CN trong doanh nghiệp nhà nước
Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã dự thảo Nghị định quy định cơ chế tự chủ của tổ chức KH&CN công lập và đang lấy kiến ý đóng góp cho Dự thảo trên cổng thông tin điện tử của Bộ. Nhân sự kiện này, tác giả phân tích, làm rõ lý do vì sao các tổ chức KH&CN công lập thuộc doanh nghiệp nhà nước (DNNN) không chịu sự điều chỉnh của Nghị định này?
Trong dự thảo Nghị định về quyền tự chủ của tổ chức KH&CN công lập, Bộ KH&CN có đề xuất là các tổ chức KH&CN thuộc các DNNN không chịu sự điều chỉnh của Nghị định này. Đây là điểm mới đáng quan tâm. Trước đây, tổ chức KH&CN ở các DNNN được khuyến khích chuyển sang cơ chế tự chủ theo nghị định 115/2005/ NĐ-CP. Có lẽ, giờ đây Bộ KH&CN nhận thấy cơ chế này thật ra không phù hợp với các tổ chức KH&CN tại DNNN. Xin nêu một số ý kiến mong có thể góp phần làm sáng tỏ vấn đề này:
2)Nguyên nhân của thực trạng này có tính lịch sử là, các tổ chức KH&CN trong các DNNN hiện nay phần lớn không phải do doanh nghiệp tự “đẻ” ra, mà được thu nhận từ cấp quản lý cao hơn, ví dụ, từ bộ chủ quản. Mặc dù vậy, quá trình dịch chuyển này đã xảy ra cách đây từ hơn 10 năm, đáng lý các DNNN và các tổ chức KH&CN của họ đã đủ thời gian để tạo sự gắn bó với nhau theo mô hình liên kết khoa học - sản xuất. Thực tế, quá trình hòa nhập này đã có những chuyển biến nhất định, nhưng chưa thật nhuần nhuyễn như ở các công ty tư nhân của nước ngoài. Dù có thể có những đánh giá khác nhau, nhưng lối đi thì đã rõ, nhất thiết phải buộc tổ chức KH&CN trong DNNN thực hiện sứ mệnh của nó là làm nền tảng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Với tư duy như vậy, (Nhà nước) không cần đặt vấn đề tự chủ đối với loại hình tổ chức KH&CN này. Mọi hoạt động KH&CN của loại hình tổ chức này hãy để cho các DNNN tự định đoạt, kể cả việc cho phép tham gia đấu thầu các nhiệm vụ KH&CN của Nhà nước hoặc của các tổ chức khác nếu có điều kiện.
Các lập luận trên đây đặt ra yêu cầu là các doanh nghiệp, nhất là DNNN, phải quan tâm đến tổ chức KH&CN của mình, làm sao để tổ chức này trở thành đội quân chủ lực trong cuộc cạnh tranh khốc liệt để giành giật thị trường bằng những sản phẩm được sản xuất ra trên các dây chuyền công nghệ tiên tiến. Thực ra, trong khối các nước xã hội chủ nghĩa, trước hết là ở Liên Xô từ những năm 70 của thế kỷ trước, ý tưởng tạo liên kết giữa KH&CN và sản xuất đã được đề xuất và triển khai. Đó là chủ trương hình thành các “Liên hiệp khoa học - sản xuất”, trong đó các viện nghiên cứu của Viện Hàn lâm khoa học làm nòng cốt. Chủ trương rất lớn nhưng thành công thì rất khiêm tốn. Nguyên nhân chủ yếu có lẽ là do xã hội chưa sẵn sàng chấp nhận mô hình này, bởi vì, trong nền kinh tế không tuân theo quy luật của thị trường thì như chúng ta đều biết, nhu cầu áp dụng các phát kiến KH&CN đối với các nhà sản xuất hết sức hạn chế. Cho nên, ai cũng hô hào liên kết khoa học và sản xuất, nhưng chỉ mang tính hình thức, trong thực tế thì việc ai người ấy làm. Điều đáng quan tâm là, chúng ta đã (và cũng còn đang) sống trong tình cảnh đó quá lâu, thành nếp rồi, thay đổi rất khó. Nhưng có lẽ chúng ta cũng đang bị dồn tới chân tường, không thể không đổi mới. Việc mấu chốt là phải tuân theo quy luật của thị trường, doanh nghiệp cần có tổ chức KH&CN của riêng mình để giải quyết các nhiệm vụ do sản xuất kinh doanh đặt ra trong nền kinh tế thị trường thực thụ, đảm bảo doanh nghiệp sống được bằng các công nghệ và sản phẩm tiên tiến, và ngược lại, tổ chức KH&CN chỉ có sứ mệnh là phục vụ lợi ích của doanh nghiệp. Chắc chắn là phải cấu trúc lại các tổ chức KH&CN trong các DNNN theo hướng lấy nhiệm vụ phục vụ doanh nghiệp làm mục tiêu chính yếu, và do đó, nó phải được doanh nghiệp đối xử như một thành viên bình đẳng trong doanh nghiệp mà không phải bôn tẩu tìm công ăn việc làm để nuôi cán bộ khoa học và cũng không cần Nhà nước bao cấp dưới bất kỳ hình thức nào. Nhưng không nên lẫn lộn nó với doanh nghiệp KH&CN, bởi vì sứ mệnh của nó là tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp chứ không phải là tạo lợi nhuận cho bản thân mình.
Tin cũ hơn
- Phát triển nhân lực Khoa học và công nghệ phục vụ công nghiệp hóa: Kinh nghiệm của Nhật Bản (16/12/15)
- Xác định mục tiêu-Bí quyết thành công trong nhập công nghệ của NIEs và Trung Quốc (16/12/15)
- Các chương trình KHCN trọng điểm cấp nhà nước: nâng cao vị thế Khoa học công nghệ Quốc gia Bài 2: Chế tạo thành công nhiều sản phẩm cơ khí “Made in Việt Nam” (16/12/15)
- Nắm bắt cơ hội khỉ AEC chính thức hình thành Chuyên “thế cờ” trong trong sân chơi hội nhập. (16/12/15)
- Yên Bái đẩy mạnh đầu tư nông nghiệp công nghệ cao (16/12/15)
- Thúc đẩy vai trò hỗ trợ phát triển công nghệ: Bài học từ Hàn Quốc (16/12/15)